"Người lớn chẳng bao giờ tự hiểu được cái gì cả, và thật là mệt cho trẻ con khi cứ phải giải thích cho họ. (Hoàng từ bé)


30/5/17

Hãy để ngày ấy lụi tàn

- “Steve ơi, tại sao anh không đen sẫm như em, tại sao em không trắng như anh?!”
- Antonie ạ, bên cạnh em trai mi, mi thấp kém và hèn nhát…
- “Trả lại bi cho anh này, anh Antonie, chúng không chịu chơi với em... Trả lại bi cho anh này…” 
*********
Antonie và Steven cùng một bố mẹ. Chỉ khác là mỗi người một màu da, do bố da trắng, mẹ da màu. Và rồi bi kịch đã diễn ra trong suốt cuộc đời họ. 
Ảnh từ Internet.
Mình thích cuốn sách cũ này nhưng đã để lạc nó ...
Không ai có thể phủ nhận được nghịch lý giữa quá khứ và hiện tại rằng ký ức hiện về luôn rõ mồn một như mới hôm qua... Quá khứ là quá khứ, thế nhưng con người lại không thể nào điều khiển để nó thôi trôi về thực tại bởi tâm thức. Như khi Antoinie đứng trên đỉnh cao nhất của ngọn núi mà nhìn xuống phía dưới: "... So với những cạnh sắc lởm chởm của cuộc đời thì những mỏm đá dưới kia... tựa như những tấm nệm lông chim, còn êm dịu hơn nhiều...".
Nỗi ám ảnh phân biệt màu da, nỗi ám ảnh của sự phỉ báng mà con người dành cho con người đã khiến Hãy để ngày ấy lụi tàn của Gerald Gorden bừng sáng, dẫu rằng trong suốt chiều dài tác phẩm, tác giả không hề thẳng bút lên án xã hội đen tối ấy. Gerald Gorden chỉ mượn cách nói ám thị qua nhân vật - những câu nói đó như những tiếng súng bắn vào bầu trời chế độ A-pac-thai đen tối của người Nam Phi nói riêng và người da màu nói chung: “Chúng tôi đã bị đem ra xử án từ lâu. Phiên toà đó đã diễn ra từ trước khi chúng tôi ra đời. Chúng tôi bị xử án vì những hành động của tổ tiên chúng tôi, bị kết tội và bị kết án phải sống trong một thế giới đầy thiên kiến về màu da. Cho dù giờ đây các ngài có tha bổng cho tôi, bản án đó vẫn còn hiệu lực. Nó vẫn còn hiệu lực cho đến khi cuộc sống dưới trần thế của chúng tôi chấm dứt... Hãy để ngày ấy lụi tàn, cái ngày mà người ta đến nói với mẹ tôi rằng có một đứa trẻ đã được kết thành thai…”.

Một tác phẩm khó đọc bởi nó bao trùm không khí nặng nề của nền văn hóa Nam Phi và định kiến phân biệt chủng tộc, nhưng khi đọc rồi lại khó quên.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Hướng dẫn viết nhận xét:
- Gõ (hoặc copy và dán) ký tự bên phải biểu tượng cảm xúc muốn chọn vào khung nhận xét.
- Dán link ảnh trực tiếp vào khung nhận xét không cần dùng thẻ.
* Chú ý: Link ảnh phải đặt cuối cùng. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa, kể cả nhấn Enter.