"Người lớn chẳng bao giờ tự hiểu được cái gì cả, và thật là mệt cho trẻ con khi cứ phải giải thích cho họ. (Hoàng từ bé)


7/6/20

TÂM LÝ NGƯƠI AN NAM

By Griet
  Về cuốn sách TÂM LÝ NGƯỜI AN NAM của Paul Giran, mình đọc và bị sốc. Bởi vì, ông Tham biện Đông Dương này tìm hiểu người Việt bằng góc nhìn của kẻ nghiên cứu để cai trị - một cái nhìn khiến cho nhiều người Việt ngày nay phải suy ngẫm. Đó là những năm Pháp thuộc...
     Thử đọc mấy dòng này:

     1. Cái nhìn về chủng tộc
     “Như chúng tôi đã thưa, những chủng tộc da vàng về tổng thể đều là kiểu sọ ngắn. [...] Người sọ ngắn và đặc biệt là người sọ ngắn sắc da nâu, về mặt tinh thần sẽ là “ôn hoà, chăm chỉ, thanh đạm, thông minh, cẩn trọng, không phó mặc cho sự may rủi, hay bắt chước, bảo thủ, nhưng lại không có sáng kiến [...] tầm nhìn thiển cận [...] ý chí nhu nhược [...]”. Paul cũng soi rất tường tận về lai lịch nguồn gốc của người An Nam: sắc tộc “Ấn Độ - Mông Cổ... điều mà chủng tộc An Nam đạt được là nhờ lai pha dòng máu Mã Lai...”. Gần như ông ấy hiểu hết bản chất của dân An Nam. Một nghiên cứu kì công. Và dĩ nhiên, khoan nói về chính trị thì đây là công trình làm dấy lên nhiều dư luận.

     2. Môi trường
     Theo tâm lí của dân tộc Pháp “... hơi ẩm không ngừng gây cản trở những lỗ chân lông của da, làm chậm sự lưu thông của các ‘dịch chất’, làm giảm sức mạnh của hệ thống thần kinh vận mạch, làm toàn thân thể mất đi năng lượng, mai một cảm tính và hoạt động tinh thần, tóm lại là tạo thiên hướng chậm rãi và ù lì của kiểu tính khí lãnh đạm [...] tính khí vô cảm thâm căn cố đế, tính bình thản, dửng dưng trơ trơ”. Nghe có vẻ sốc. Và phải tự hỏi: Cái tính “dửng dưng trơ trơ” và “cô cảm thân căn cố đế” đó có thật sự như vậy không? Nói thật, mình không dám trả lời.

     3. Hành chính
     Vấn đề này cứ như cái u nhọt nhức nhối âm ỉ. Phải nói là những vấn đề nan giải. “Người lao tâm cai trị người, kẻ lao lực bị người cai trị [...] Việc ăn hối lộ diễn ra tràn lan, việc tham nhũng thống ngự khắp nơi. Việc đút lót chạy chọt được thừa nhận là phô diễn”.

     4. Một vài khía cạnh khác:
     “Chúng ta phải tôn trọng chỉnh thể tổ chức xã nội; chúng ta đừng nên đụng đến cả những tín ngưỡng, cả nền độc lập, cả nền hành chính, cả những tập quán bản địa. Các bánh xe vẫn ổn; cổ máy còn có thể chạy lâu nữa; sự vận hành của nó vốn là quen thuộc với người dân, họ am tường nó và thậm chí là yêu quý ngay cả những sự bất toàn và những khuyết điểm của nó. Cái xấu không phải ở trong cơ chế; nó ở trong sự điều hành đã in hằn xuống đó”.
     “Trên hết, người An Nam giữ mối hằn thù thâm sâu đối với bất cứ kẻ ngoại bang nào có thể tới để đánh bật họ ra khỏi tín ngưỡng, tập tục và định chế của họ”.
     ...
     Còn nhiều các vấn đề khác ở trong cuốn sách nhỏ này. Nhưng hãy trở lại với điều mà mình đã viết ở trên. Rằng: mình sốc thật. Paul quá tự tin về sự hiểu biết của ông ấy. Theo luận điệu: “Xét cho cùng thì người Pháp chúng tôi chỉ làm việc cho các vị thôi. Chúng tôi đâu có chiếm lấy xứ sở này, mà chúng tôi sẽ cải cách nó. Chúng tôi không làm cho dòng giống này tiêu ma, mà dưới sự điều hành của chúng tôi, dòng giống này chắc chắn sẽ tiến triển về cả số lượng và cả về sự giàu sang. Nước An Nam của các vị là một trong những vương quốc bế quan tỏa cảng hiếm hoi, tưởng rằng mình có thể tự biệt lập được, đây là điều không thể xảy ra trong buổi ngày nay; chúng tôi khai mở xứ này, hòa vào với hoạt động của toàn thế giới, vì lợi ích của nó mà thôi”. Suốt 100 năm với bao nhiêu con người tiêu vong, nhà tù lập ra như địa ngục, vắt kiệt cùng sức dân. Dân An Nam có làm gì họ? Từ Châu Âu xa xôi kéo binh lính, vũ khí sang đây để làm kiểu cách “mẫu quốc”. Tất nhiên, cái xã hội thời đó cũng “nhố nhăng nhặng xị” bởi nghèo nàn thì lạc hậu, đói rách thì khổ đau. Nhưng tinh thần “giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín” của An Nam thì không cường quốc nào sánh nổi. Minh chứng rồi đấy. Tất cả đều cúi mặt ra đi...
     Như đã viết, cuốn sách này “nghiên cứu để cai trị”. Và nó chỉ phù hợp với kẻ cai trị. Nạn đói 1944-1945 chắc do từ trên trời rơi xuống một quả cầu lửa khổng lồ thiêu rụi toàn bộ ruộng lúa nương rẫy của người An Nam? Càng đọc càng thấy tác giả huênh hoang với suy nghĩ: “Hầu như tất cả mọi thứ đều có thể ăn được: ếch, chuột, dơi, rắn, thịt, rau củ hoặc thực phẩm bị hư hỏng. Trong chợ, người bán có hai loại giá: một cho hàng tươi, cái còn lại, giá thấp hơn, cho những thứ được bày ra những ngày trước đó”.
By Griet
     Càng đọc càng thấm thía dân mình đã nỗ lực chứng minh với thế giới như thế nào để thấy ngày hôm nay, Việt Nam vẫn tự hào sánh vai với các cường quốc, để thấy những gì Paul viết chỉ là suy luận của kẻ cai trị thời đó. Và giờ, điều đó chẳng còn lại gì. Còn chăng là chứng tích chiến tranh, là nhà tù, là mất mát đã ở lại hằn sâu trong quá khứ...
     Đọc cuốn sách này không khó nhưng phải thật sự tĩnh và tự suy xét...
G, 06.6,...


6 nhận xét :

  1. Nếu trước khi Pháp đến, tầng lớp phong kiến mục nát bị loại bỏ thì người Việt sẽ phát huy được nhiều hơn trí tuệ và sự sáng tạo của mình. Người Pháp chắc chắn không thể dễ dàng chiếm đóng và cai trị như vậy được. NHưng lịch sử không có chữ nếu ..thì... chỉ có ngày hôm nay, là lúc Việt Nam sau bao năm im lặng đang vươn lên.
    Em sẽ không mua cuốn này vì khó mà để tâm tĩnh để đọc được. :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cực kì khó đọc. Nhưng càng đọc càng hiểu xã hội Việt ngày xưa để thấy quy luật của cuộc sống.

      Xóa
  2. Cũng còn đôi chút giá trị...
    :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ. Nhiều điều ngỡ ngàng về những gì "người ta" viết chú ạ.

      Xóa
  3. Không ngờ anh Đỗ Văn đọc sách, nghiên cứu nhiều, quí thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chú ấy còn là sư phụ về công nghệ nữa ạ.

      Xóa

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Hướng dẫn viết nhận xét:
- Gõ (hoặc copy và dán) ký tự bên phải biểu tượng cảm xúc muốn chọn vào khung nhận xét.
- Dán link ảnh trực tiếp vào khung nhận xét không cần dùng thẻ.
* Chú ý: Link ảnh phải đặt cuối cùng. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa, kể cả nhấn Enter.

:(( :( :)) ~X :-h :-? b-) *-: ~O)
@};- >:D< =)) :) :-* :D [-X X( :-O >:P =D> :@) :P :"> ;;) ;) :x =(( :-/