Bữa hổm, mình chụp mấy bức hình về MÙI CỦA KÝ ỨC của chú Nguyễn
Quang Thiều, chú Nguyễn Bình hỏi: “Mùi ký ức của anh Thiều như nào Cún ơi?”.
Mình trả lời vội khi mà đọc chỉ vừa vỏn vẹn có gần hai chục trang sách: “Là mùi
thơm của cánh đồng rau khúc, mùi gỏi cá diếc, cà dầm tương, làn khói lam chiều,
rừng rau dại, món xáo chuối, bánh đúc riêu cua,... bây giờ mấy ai còn nhớ. Đọc
văn chú Thiều, con tò mò thèm ăn thử... Còn nhiều điều hay ho về nếp sống và
văn hóa mà con rất thích, được viết dưới dạng những tản văn”.
Hôm nay, đọc hết những trang sách nhỏ ám màu cũ kĩ, mới thấy tâm hồn
được tắm tưới được nuôi nấng để trở nên giàu có như thế nào. Hết thảy đều giản
dị như chú ấy viết: “Cuộc sống thật kỳ diệu, nó luôn mang đến cho con người những
món quà bất ngờ, chúng ta chỉ cần cúi xuống mặt đất dưới chân mình là nhận ra”
(trích MÓN GỎI ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ).
Mình thích đọc giọng văn vừa trầm, chậm lại vừa mang dấu vết của
những tháng năm cũ, vừa như thể tâm tình, kể cho mình nghe chuyện “ngày xửa
ngày xưa ông cha mình đã...”. Cứ như cổ tích vậy. Cổ tích không có Bụt và thần
tiên, chỉ có những mảnh đời, những số phận, những góc quê hiện hữu tựa những
thước phim quay chậm... nhẹ nhàng, sinh động, cuốn hút. Một làn khói lam chiều,
hình bóng bà và mẹ, khung cảnh làng Chùa, mấy ngõ đường quê thanh tĩnh cứ níu lấy
lòng người. Cái làng Chùa ấy, bây giờ, người ta gọi là làng Hoàng Dương bên bờ
sông Đáy. Mình là đứa con gái của mảnh đất Nam Bộ, nhưng mà tự dưng thấy tâm hồn
mình không chỉ dành riêng cho nơi này. Bởi nước non mình, đâu đâu cũng xinh đẹp
và đâu cũng là quê, là nhà.
Mấy món ăn thôi, mà chú ấy viết như là đánh thức vị giác của người
ta. Chưa bao giờ mình biết tới gỏi cá diếc, bánh đúc riêu cua hay rau khúc là
gì. Nhưng mà, cảm nhận được qua cách diễn đạt rất gần gũi: “Bà bán hàng tay vừa
vằm miếng bánh đúc thành những lát mỏng... cho vào chiếc bát con gà... Sau đó
bà chan riêu cua vào bát và đưa cho khách cùng một cái mẹt đan bằng tre nhỏ...
đựng rau ghém. Rau ghém ăn kèm với bánh đúc riêu cua là rau chuối trộn rau kinh
giới, rau ngổ và lá hẹ... tôi cho một ít ớt bột vào. Lần nào đi chợ ăn bánh đúc
riêu cua tôi cũng húp hết giọt canh cuối cùng trong bát. Có lúc còn liếm đến sạch
bóng". Đọc đến đây thì không thể dừng lại việc tra Google xem bánh đúc
riêu cua là như thế nào và nước miếng thì tứa ra đầy miệng.
Và, hễ cái gì được hồi ức, được nhớ về thì hẳn là nó đã không còn
nữa, vì "Cho đến bây giờ, bước chân vào những nhà hàng lớn ở Việt Nam hay
trên thế giới, tôi cũng không bao giờ có được cảm giác sung sướng như khi bước
vào quán bánh đúc riêu cua lụp xụp ở chợ Tía quê tôi". Cảnh cánh đồng rau
khúc nở trắng Giêng Hai trong độ mưa xuân là tất cả những gì "giản dị nhất
của đất đai này" vang lên trong trái tim tác giả "linh thiêng như một
bản Thánh Ca". Có bao giờ chúng mình lắng lại, chậm một chút, để cảm nhận
hết những thổn thức của tâm hồn khi bất chợt chạm vào miền kí ức bởi một sự
tình cờ? Có bao giờ chúng mình nhớ như in, như mới đó, một góc tuổi thơ, một miền
quá khứ gắn liền với những người thân yêu mà bây giờ có khi họ đã không còn nữa...?
Thì, mới thấm thía cảm giác cay xè sống mũi và khóe mắt rưng rưng của người viết:
"Tôi khóc những mùa rau khúc thiêng liêng phủ đầy mưa xuân
như phủ đầy cám nếp
Nơi mãi mãi giấu vùi hơi thở của bà tôi..."
Người ta gọi Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ. Mình thích gọi chú ấy
là người kể chuyện. Dù là tản văn nhưng giọng điệu rất thơ và không khó hiểu.
Giản đơn như kiểu bắt đầu với "Tôi sinh năm 1957 và lớn lên ở một làng quê
nghèo bên bờ sông Đáy...".
Nhiều lắm những gì thuộc về một thời quá vãng của làng Chùa trong
từng trang sách. Đọc để hiểu thêm về đất nước mình, đọc để tâm hồn mình rộng mở,
đọc để trò chuyện cùng tác giả. Và, đọc để dưỡng nuôi tâm hồn mình, cho phép nó
được tự do trước thực tế quá chật chội, ngột ngạt bởi những toan tính, vội
vàng...
Chú Nguyễn Bình bảo mình tra Google để tìm món ăn mà tác giả kể ra
trong sách và đặt người ta chuyển đến. Nhưng làm sao được nóng hổi, thơm lựng
như tác giả đã viết. Thời này, muốn gì cũng có nhưng cái "hồn" của nó
thì chắc gì mình may mắn được chạm vào...
G, 06.8,...
Hôm nay Quang Hùng vào đây để thưởng thức " MÙI CỦA KÝ ỨC " thật là tuyệt . Nhân tiện chôm của nhà anh cái CODE pháo hoa mang về trang trí cho ngôi nhà bỏ hoang từ lâu . Cảm ơn anh ĐVĐ thật nhiều. Chúc anh luôn khỏe vui, có nhiều sáng tác hay và những tiện ích đẹp cho bạn bè blogspot nhé !
.gif)
Trả lờiXóaGriet cảm ơn ạ.
XóaGriet vẫn khỏe chứ!


Trả lờiXóaChú Đỗ Văn ơi, Griet trở lại rồi nè. Griet khỏe ạ. Chú luôn khỏe nha.
Xóa
để nhà hoang vắng giống như PS ....
Trả lờiXóaChúc những ngày cuối năm thật vui. (Trang Blog này rất đẹp )
Griet cảm ơn ạ.
XóaDVD xông nhà chúc mừng năm mới Tân Sửu 2021!


Trả lờiXóaDVD chúc Mis và những người thân yêu năm mới vui khỏe, tràn đầy hồng ân bình an!
Quá lâu rồi Griet mới trở lại. Cảm ơn những lời chúc của chú.
XóaDVD sang chúc mừng Griet ngày 08/3 thật vui!

Trả lờiXóaCháu cảm ơn chú.
XóaLần nào đi chợ ăn bánh đúc riêu cua tôi cũng húp hết giọt canh cuối cùng trong bát. Có lúc còn liếm đến sạch bóng".
Trả lờiXóaĐoán ngay GRIET chắc cũng là người xứ Bắc !
Hihi. Griet là người miền Tây của Đồng bằng sông Cửu Long chính gốc luôn ạ. Chỉ là Griet từng đến, được tìm hiểu văn hóa và quen biết những tâm hồn xứ Trung, xứ Bắc rồi đâm ra yêu luôn.
XóaAnh Thư
Trả lờiXóaĐây nè. Hihi
Xóa